Ở xứ sở hoa anh đào người ta có cách chống chọi với mùa đông khá đặc biệt và ấn tượng với lò sưởi mang tên gọi Kotatsu.

Theo một số tài liệu, Kotatsu bắt nguồn từ hình thức nấu ăn sử dụng bếp than. Ngày xưa, người Nhật Bản xây một cái lò vuông sâu khoảng 40cm giữa nền nhà để vừa sưởi ấm, vừa nấu ăn. Vào thế kỷ 14 thời Muromachi, người ta đã chế tác thêm những cái kệ để đặt bên trên lò. Thưở sơ khai nó có tên gọi là Hori-gotatsu, nghĩa là “ngọn đuốc”.

Lò sưởi Kotatsu - cách người Nhật vượt qua mùa đông
Kotatsu bắt nguồn từ hình thức nấu ăn sử dụng bếp than, thưở sơ khai nó có tên gọi là Hori-gotatsu, nghĩa là “ngọn đuốc”.

Ở thời Edo thế kỷ 17, Hori-gotatsu đã có nhiều thay đổi. Một chiếc chăn lớn phủ lên, vừa để che đi phần lò than bên dưới, vừa để giữ ấm đôi chân của những người ngồi quanh bàn.

Lò sưởi Kotatsu - cách người Nhật vượt qua mùa đông
Một chiếc chăn lớn phủ lên, vừa để che đi phần lò than bên dưới, vừa để giữ ấm đôi chân của những người ngồi quanh bàn.

Về sau, lò sưởi Kotatsu được hoàn thiện với chiếc chiếu Tatami, một yếu tố truyền thống quan trọng không thể thiếu trong mỗi gia đình người Nhật. Lò than được đặt lên trên chiếu Tatami. Đến giữa thế kỷ 20, lò than dễ gây cháy được thay thế bằng lò sưởi điện. Kotatsu thường được làm từ gỗ và có độ cao trung bình từ 35.5 tới 43cm, phía dưới có nguồn sưởi ấm dùng để ngồi bệt trong nhà. Cấu tạo của một chiếc bàn sưởi gồm 4 phần: 1 cái khung bàn gỗ (thường có 2 loại vuông hoặc chữ nhật), 1 thiết bị sưởi đặt ở giữa khung gỗ này, 1 tấm chăn dày và một mặt bàn dùng để đặt lên chăn và gắn cố định với phần khung gỗ phía dưới. Tấm chăn dày trùm ra ngoài bàn gỗ được gọi là futon, là một tấm đệm dày khoảng 5 cm, có bề mặt được làm từ chất liệu cotton.

Lò sưởi Kotatsu - cách người Nhật vượt qua mùa đông
Cấu tạo chi tiết của lò sưởi Kotatsu

Kotatsu ra đời giúp người Nhật tiết kiệm được rất nhiều chi phí sưởi ấm. Thay vì làm nóng toàn bộ ngôi nhà, kotatsu chỉ cần làm nóng một góc nhỏ mà cả gia đình vẫn có thể thoải mái dành hàng giờ với nhau. Nó trở thành một phần quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân Nhật. Họ ăn tối quanh bàn, đọc sách, làm việc, và ngủ dưới gầm bàn, nhất là vào những ngày đông giá rét. Chiếc bàn sưởi Kotatsu cũng dần trở thành biểu tượng của sự sum họp, quây quần bên nhau của mỗi gia đình.

.Lò sưởi Kotatsu - cách người Nhật vượt qua mùa đông
Kotatsu được như biểu tượng của sự sum họp gia đình.

Về lí do dùng lò sưởi Kotatsu, cách giải thích phổ biến nhất là do “địa hình” của Nhật không ổn định, hay có động đất. Vì vậy mà người ta không thể lắp đặt được các hệ thống sưởi trong nhà (vốn cần sự ổn định và biệt lập giữa từng căn nhà với nhau), mà phải dùng đến thiết bị khác có chức năng sưởi ấm nhưng không liên quan nhiều đến đường dây hệ thống bên trong của ngôi nhà. Kiểu bàn suởi này cũng rất lý tưởng đối với một căn nhà Nhật, nơi người ta không bao giờ mang giày vào và thường ngồi trên sàn nhà.

Lò sưởi Kotatsu - cách người Nhật vượt qua mùa đông
Thiết kế của lò sưởi mini này rất thuận tiện cho những hộ dân nằm trên vùng đất hay bị động đất.

Nhiều người Nhật hiện đại cho biết họ rất thích dùng lò sưởi Kotatsu để làm việc vì khi đó phần thân dưới được giữ ấm nhưng phần thân trên thì không, nên vẫn có thể chống lại cái lạnh mà đầu óc lại tỉnh táo, tránh tình trạng buồn ngủ như khi dùng hệ thống sưởi cho toàn bộ ngôi nhà.

Lò sưởi Kotatsu - cách người Nhật vượt qua mùa đông
Lò sưởi Kotatsu giúp phần thân dưới được giữ ấm nhưng phần thân trên thì không, nên vẫn có thể chống lại cái lạnh mà đầu óc lại tỉnh táo để làm việc.

Lò sưởi Kotatsu - cách người Nhật vượt qua mùa đông
Rất nhiều gia đình Nhật dành phần lớn thời gian sinh hoạt xung quanh lò sưởi Kotatsu.

Nguồn: elle

 
Top